3 xu hướng nổi bật trong sản xuất và gia công kim loại

Đông Nam Á đang trở thành khu vực áp dụng những công nghệ đột phá để thay đổi cách sống và tạo ra những sản phẩm ưu việt. Rajiv Ghatikar, Phó chủ tịch và Tổng Giám đốc vùng Đông Nam Á và châu Úc, đã nói về 3 xu hướng nổi bật trong sản xuất và gia công kim loại trong năm nay.

CÔNG NGHỆ THÔNG MINH
Công nghệ thông minh có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành công nghiệp chế tạo. Ngày nay, những sản phẩm và máy móc ngày càng phức tạp, hoạt động dựa trên phần mềm lập trình phức tạp hơn nhiều so với thiết kế của nó, chưa kể đến việc đẩy mạnh kết nối sản phẩm với Internet. Chìa khóa để thành công là cần nắm bắt “kỹ thuật số hóa”, một khái niệm rộng hơn cả việc tạo ra hình ảnh kỹ thuật số để áp dụng  kỹ thuật số như một cách tiếp cận cơ bản trong việc đổi mới. Thế hệ sản phẩm thông minh tiếp theo sẽ mở rộng về kết nối và khả năng nhận thức – một cuộc cách tân thông minh cho phép doanh nghiệp phát triển sản phẩm thông minh dựa trên “tư duy hệ thống”.

DỮ LIỆU LỚN TRONG QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
Trong thế giới thông minh này, sản phẩm kết nối, dữ liệu thu thập được về môi trường hoạt động của sản phẩm và về cách khách hàng sử dụng sản phẩm có thể được khai thác bới các nhà thiết kế sản phẩm trong quá trình cải tiến. Nhưng giá trị của thông tin chỉ được tối ưu khi các nhà thiết kế vận dụng thông minh để cải tiến sản phẩm tự động hóa và sản xuất. Đây là nơi dữ liệu lớn sẽ được ứng dụng. Nhận thấy nhu cầu cách ly những phần dữ liệu từ khối lượng lớn thông tin có liên quan, các công ty đang chuyển hướng công nghệ thông tin, hướng tới việc thiết lập các phòng thí nghiêm tối ưu hóa dữ liệu chuyên ngành và trang bị cho các trung tâm dữ liệu cơ chế khai thác dữ liệu. Các công cụ phân tích dữ liệu nhà máy truyền thống, như Hệ thống điều hành sản xuất (Manufacturing Execution Systems) đang mở ra những ứng dụng quản lý vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management) mới hơn, nhanh hơn và thông minh hơn.

SẢN XUẤT KỸ THUẬT SỐ
Điểm quan trọng giữa quản lý vòng đời sản phẩm, các ứng dụng phân xưởng và các thiết bị khác nhau là khả năng rao đổi thông tin liên quan đến sản phẩm giữa các nhóm sản xuất và thiết kế.[…]

Với sự phát triển nhanh, những thách thức chính như vấn đề môi trường, an toàn, quản lý thông tin, và sự phức tạp của thị trường cũng xuất hiện. Đổi mới là điểm mấu chốt duy nhất để giải quyết những thách thức này. Quản lý vòng đời sản phẩm là điều quan trọng để các nhà sản xuất phát triển kinh doanh bằng việc quyết định thông tin định hướng, thống nhất ở tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm. Một ví dụ điển hình là hãng Siemens PLM đã tích hợp khả năng điện toán đám mây trong phần mềm của mình để tăng hiệu quả chi phí, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, và tăng tốc thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

Một lưu ý nhanh về các xu hướng địa lý trong sản xuất:
Trong năm 2014 có rất nhiều các cuộc hội đàm về địa điểm sản xuất, các nhà sản xuất từ Mỹ và châu Âu vẫn thất cần thiết phải chuyển hướng sản xuất gần hơn với thị trường tiêu dùng châu Á đang phát triển. Họ đã tìm những địa điểm như Singapore tăng cường khả năng trong lĩnh vực sản xuất tiên tiến và công nghệ cao khác như robot và in 3D. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong năm 2015.

                                                                                                      Nguồn: www.industrysourcing.com
                                                                                                     (Magazine: International Metalworking)